Tin vui

Mẹo văt

Đừng vội vứt 3 loại ‘rác’ này đi, đem đi ngâm với nước, dùng tưới hoa cực tốt

Hầu hết với mọi người, những thứ này đều được coi là rác, nhưng với cây trồng thì đó chính là “báu vật”.

Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều “rác thải” có thể chuyển hóa thành phân bón hữu cơ để bón cho cây trồng. Cách này không chỉ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí mà còn thân thiện với môi trường. Chẳng hạn như 3 loại “rác” sau đây, nếu gặp phải thì đừng vội vứt đi nhé! Đặc biệt nếu bạn đang trồng hoa, hãy nhét nó vào lọ rồi cho thêm chút nước vào để tưới cho hoa.

1. vỏ cam, vỏ bưởi và các loại vỏ trái cây khác

mỗi mùa đều có những loại quả đặc trưng, chẳng hạn như mùa thu đông cam, bưởi rất nhiều. Nhưng dù là quả gì, mùa nào thì đa số mọi người khi gọt hoa quả đều thẳng tay vứt vỏ trái cây vào thùng rác. Tuy nhiên có nhiều loại vỏ trái cây có thể chế biến thành món ăn khác ví dụ như mứt vỏ cam, mứt vỏ bưởi, chè bưởi,…

không chỉ vậy, bạn còn có thể biến vỏ trái cây thành một loại phân bón hữu cơ để dùng cho cây trồng.  Đầu tiên, bạn cần thu thập thật nhiều vỏ trái cây tươi và chuẩn bị vỏ chai nhựa để đựng.

Sau đó, dùng kéo hoặc dao cắt nhỏ vỏ trái cây rồi cho vào chai nhựa sạch, mỗi lớp vỏ trái cây lại rắc một thìa đường nâu lên. Lặp lại như vậy cho tới khi hết vỏ trái cây, lưu ý không nên cho vào quá đầy, chỉ khoảng 50% chai là được.

Để yên như vậy khoảng 8 tiếng rồi cho nước sạch vào chai nhựa, không nên đổ quá đầy, chỉ khoảng 80% chai là được. vặn nắp lại rồi đặt chai nhựa ở nơi có nhiều ánh sáng như ban công, bậu cửa sổ, sân vườn,…

khi vỏ trái cây phân hủy hết, bạn có thể mở nắp ra và sử dụng được rồi. Lấy nước này pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:2 để tưới cây. vỏ trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, giúp đất tơi xốp, cành lá phát triển sum suê, tươi tốt.

2. ruột cá, vảy cá

hầu hết với mọi người, những thứ như vảy cá và ruột cá đều được coi là rác. vì vậy nếu bạn đang trồng hoa, đừng bỏ lỡ kho báu này! Đặt ruột cá, vảy cá vào chai hoặc hộp sạch, sau đó đổ một lượng nước thích hợp để làm ngập ruột cá vảy cá, tới khi chai đầy 80% là được. Đậy nắp lại và đặt ở nơi vừa đủ ánh sáng để lên men.

Trong quá trình lên men, mỗi tuần nên mở nắp một lần để xì bớt khí bên trong. Thông thường, quá trình lên men kéo dài từ 2-3 tháng.

khi bón phân cho cây trồng, chúng ta có thể trực tiếp đào vài hố nhỏ xung quanh cây trồng, đổ nước vảy cá, ruột cá lên men vào đó để rễ cây từ từ hấp thụ và đưa các chất dinh dưỡng đi nuôi cây trồng. Lưu ý, ngay cả sau khi lên men, vảy cá và ruột cá vẫn tỏa ra mùi hôi thối khó chịu vì vậy cần phủ lên trên cùng một lớp đất sau khi nước của vảy cá và ruột cá đã ngấm vào đất để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của con người.

3. Nước vo gạo

Chúng ta đều biết nước vo gạo có giá trị sử dụng rất cao, có thể dùng để gội đầu, rửa mặt, rửa xoong nồi, rửa rau củ quả,… Ngoài ra, nước vo gạo qua xử lý cũng có thể dùng để tưới hoa, cây cảnh.

Các chất dinh dưỡng chính trong nước vo gạo chủ yếu là protein và tinh bột, nếu dùng trực tiếp để tưới hoa và cây trồng thì hầu hết các chất dinh dưỡng đó sẽ không được cây trồng hấp thụ mà chỉ ngấm vào đất và bị lên men, phân hủy bởi vi sinh vật. Nhiệt tỏa ra trong giai đoạn này có thể khiến cây bị cháy rễ. do đó nếu tưới hoa bằng nước vo gạo, bạn phải lên men và phân hủy chúng trước.

Đầu tiên hãy lấy nước vo gạo cho vào chai hoặc thùng sạch, sau đó cho thêm một ít vỏ cam hoặc vỏ bưởi đã thái nhỏ vào. Đậy kín để lên men, thông thường sau 2-3 tháng, các chất dinh dưỡng trong nước vo gạo và vỏ cam, bưởi mới có thể hòa tan hoàn toàn. Lấy nước vo gạo đã lên men pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 1:10 rồi tưới cây, cây sẽ phát triển tươi tốt.

Bình Luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN